wordpress-com-va-wordpress-org-lua-chon-nao-cho-mot-blog-ca-nhan
Xây dựng một Website

WordPress.com và WordPress.org – Lựa chọn nào cho một blog cá nhân?

Theo Wikipedia: “WordPress là một hệ thống quản lý nội dung web. Ban đầu nó được tạo ra như một công cụ để xuất bản blog nhưng đã phát triển để hỗ trợ xuất bản các nội dung web khác, bao gồm các trang web truyền thống hơn, danh sách gửi thư và diễn đàn Internet, phòng trưng bày phương tiện, trang web thành viên, hệ thống quản lý học tập và cửa hàng trực tuyến.

Với các bạn mới tập viết blog hẳn sẽ tìm hiểu và nghe nói đến WordPress.com và được sử dụng miễn phí trên website.

Mình đã sử dụng WordPress.org cho bản blog cá nhân của mình. Và trong bài viết này mình sẽ giải thích lý do cho lựa chọn đó.

WordPress.com và WordPress.org là gì?

Như đã đề cập phía trên, WordPress là một hệ thống quản lý nội dung web.

WordPress.org chứa toàn bộ mã nguồn mở của WordPress. Về quy trình, bạn có thể tải về dưới dạng file zip, sau đó cài đặt. (Nhưng mà cái lựa chọn tự cài đặt này nó phức tạp ý, nên mình không biết ạ.)  Tuy nhiên, mình có mua hosting (kiểu như là cái máy chủ để cái trang web blog của mình lưu trữ dữ liệu), thì họ cung cấp cài đặt WordPress trong một cái click chuột luôn, cũng đơn giản.

Mặt khác, với WordPress.com, thì bạn gần như là không cần làm gì cả, chỉ cần lựa chọn tên website, đường link website (có trả phí hoặc WordPress có lựa chọn miễn phí cho bạn với đuôi wordpress.com nữa) sau đó bắt đầu viết bài thui.

Về lý do mình chọn WordPress thì do mình đã có vài năm kinh nghiệm làm website tại Y Học Cộng Đồng mục đích của mình là làm blog trên nền tảng WordPress, nên mình đã mua luôn WordPress Hosting. Sau khi mua xong thì việc cài đặt cũng đơn giản.

Mình cần những gì ở một website?

Người dùng google phải tìm kiếm được bài viết của mình

Về lâu dài, mình muốn những kiến thức của mình có thể tiếp cận được với các bạn đọc thông qua Google. WordPress.org cho phép mình cài đặt bản Yoast SEO free, trong khi WordPress.com yêu cầu mình nâng cấp lên bản Premium để có thể SEO được bài viết. SEO là viết tắt của Search Engines Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).

Đây là lý do đầu tiên mình lựa chọn WordPress.org

Giao diện sử dụng và đăng tải bài viết

Giao diện viết bài của WordPress.com thì dễ cho các bạn mới sử dụng (newbie) hơn. Tức là các bạn có thể chỉnh sửa giao diện bài viết giống như cái cách người đọc nhìn thấy, một cách trực tiếp luôn.

Tuy nhiên, mình lại không quen thuộc với cách đăng tải này.

Phần giao diện chung của blog thì cả hai đều có những giao diện miễn phí khi mình mới bắt đầu cài đặt blog (nhiều lắm, chắc tính bằng ngàn). Tuy nhiên những giao diện đẹp thì thường không miễn phí (tất nhiên rồi).

Ngoài ra, plugins cũng là một điểm mạnh của WordPress. Kiểu như là, nó là một chức năng tích hợp, đã được code sẵn, với giao diện dễ dùng, để bạn có thể thêm chức năng đó vào website của bạn, mà không cần tới người biết về IT hay coding.

Bản free của WordPress không cho phép mình cài đặt bất kỳ plugins nào.

Chi phí duy trì blog

Nếu chỉ sử dụng các chức năng sẵn có thì WordPress.com cho mình sử dụng free, nhưng rất giới hạn về chức năng, và thẩm mĩ không đẹp.

Nếu nâng cấp lên bản Premium và sử dụng thêm một số tính năng (SEO, cài đặt plugins cho trang web) thì mình cần phải trả phí tối thiểu là 25$ một tháng cho gói Creative (Có gói Personal 4$ nhưng mà mình cũng không được SEO, mình không thích)

Mặt khác, chi phí duy trì WordPress.org là khoảng 800k VNĐ một năm (khoảng 30$) là một khoản chi phí tiết kiệm hơn nhiều

Lý do mình lựa chọn WordPress.org

Từ các chia sẻ của mình phía trên, chắc hẳn mọi người đều biết lý do rồi phải không ạ?

Nhìn chung thì tất cả đều xoay quanh vấn đề chi phí.

Dù mình mất một chút phí cài đặt ban đầu khi lựa chọn WordPress.org so với bản free của WordPress.com (Xem bài viết Mình đã xây dựng blog này như thế nào?), nhưng về lâu dài thì phần chi phí để duy trì hoạt động của blog và tạo hiệu quả thì lại rẻ hơn nhiều.

Các bạn có thể trải nghiệm WordPress.com hoàn toàn miễn phí nên đừng ngại ngần thử trước nhé

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *