Hiểu thế giới để chọn nghề
Phần tiếp theo của bài viết “Mọi sự đều bắt đầu từ hiểu chính mình” hay “Hiểu mình để chọn nghề”
Các cụ ngày xưa có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trong bối cảnh nghề nghiệp hiện nay, câu nói này không chỉ áp dụng cho chiến trận mà còn là kim chỉ nam trong việc xây dựng sự nghiệp. Hiểu về nghề nghiệp và thị trường lao động là bước đầu tiên để thành công.
Hiểu về nghề nghiệp và thị trường lao động
Hiểu về bối cảnh, xu hướng và yêu cầu công việc
Công ty nào, nghề nghiệp nào cũng sẽ phải hoạt động trong một bối cảnh nghề nghiệp chung với các xu hướng nghề nghiệp và yêu cầu năng lực cụ thể. Biết được bối cảnh nghề nghiệp và những yêu cầu năng lực, bạn sẽ có thời gian chuẩn bị bản thân để nắm bắt được cơ hội trong ngành nghề đó. Ví dụ như lĩnh vực công nghệ trong bối cảnh dịch COVID-19 hoặc xu hướng trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh việc làm hiện nay.
Có thể tìm các thông tin về bối cảnh, xu hướng nghề nghiệp hoặc yêu cầu năng lực chung của thời đại trên các trang Diễn đàn kinh tế thế giới, hoặc Liên đoàn lao động quốc tế,… Với những nghề nghiệp cụ thể, bạn có thể tìm thấy thông tin về mô tả công việc trong các trang tuyển dụng của các công ty bạn đang hướng đến, hoặc là những công ty lớn trong ngành của bạn. Những công ty lớn làm chuyện này rất bài bản, nghề nào cũng có yêu cầu và mô tả công việc, yêu cầu về năng lực để làm tốt công việc này. Từ đó bạn sẽ nhận ra được sự phù hợp của bản thân với công việc. Ngoài ra, biết được yêu cầu của công việc bạn có thể học trước những kiến thức và kỹ năng mà công việc yêu cầu.
Nếu chọn một công việc phù hợp với giá trị sống, bạn sẽ có khả năng gắn bó lâu dài hơn, bởi nó tạo động lực và niềm vui trong công việc hàng ngày. Đồng thời, tính cách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm việc. Một công việc cùng chiều với tính cách sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và tràn đầy năng lượng, trong khi những công việc “ngược chiều” có thể dẫn đến kiệt sức dù bạn vẫn làm tốt. Thì đây không phải là một lựa chọn tốt để bạn chọn một nghề để gắn bó với nó.
Hiểu được ý nghĩa và giá trị của nghề
Dành thời gian tìm hiểu và cảm nhận giá trị mà công việc mang lại, không chỉ cho bản thân mà còn cho cộng đồng, để thấy được cái hay và vẻ đẹp của nghề bạn đã chọn. Khi bạn nhận ra ý nghĩa sâu xa của nghề nghiệp, bạn sẽ dễ dàng yêu và say mê với nó hơn. Tình yêu nghề chính là động lực giúp bạn vượt qua những khó khăn và thách thức, kể cả trong những lúc chán nản nhất. Một sự nghiệp bền vững không chỉ được xây dựng trên nền tảng năng lực mà còn cần sự thấu hiểu và lòng đam mê sâu sắc với nghề mình chọn. Chính sự kết hợp giữa trái tim và trí tuệ sẽ giúp bạn kiên trì và phát triển lâu dài trên con đường sự nghiệp.
Hiểu những cơ hội đang đến với mình
Cơ hội không phải lúc nào cũng xuất hiện rõ ràng trước mắt, và nếu không hiểu những cơ hội đến với mình, nhiều khi ta nắm bắt sai, hoặc có đôi khi ta chần chừ không nắm bắt nó.
Nhưng để nắm bắt được cơ hội, trước hết ta cần nhận diện, đó có phải là cơ hội hay không?
Nhận diện được cơ hội
Nắm bắt cơ hội
“Không có thứ gọi là thất bại, “thất bại” chỉ là nhãn dán cũng ta tự tạo nên. Chỉ có thứ gọi là “trải nghiệm bất như ý”, khi ta không đạt được mục tiêu, nhưng ta nhận được kinh nghiệm, kiến thức, bài học. Vậy thì có sao đâu. Thành hay bại đều được hết. Chính những trải nghiệm đó làm dày vốn sống của ta lên” – Thầy Vũ Đức Trí Thể
Đi được bền bỉ với cơ hội
Nhiều người có khả năng nhận diện và nắm bắt cơ hội, nhưng không phải ai cũng đủ kiên trì để theo đuổi nó đến cùng.
Thử thách thật sự không chỉ nằm ở việc bắt đầu, mà còn ở khả năng bền bỉ vượt qua khó khăn trong suốt hành trình. Để đi được đến đích, bạn cần không ngừng phát triển bản thân, luôn sẵn sàng học hỏi và cập nhật những kiến thức, kinh nghiệm mới. Chính sự linh hoạt và ý chí cầu tiến này sẽ giúp bạn thích nghi với các thay đổi, giải quyết những thách thức và giữ vững nhiệt huyết với cơ hội đã chọn.
Hành trình theo đuổi cơ hội không chỉ là con đường đến thành công, mà còn là quá trình hoàn thiện và trưởng thành của chính bản thân bạn.
Và kể cả bạn có không được như ý, hãy tự tin vì chỉ việc bạn đối mặt và chiến đấu với cơ hội đó đã làm dày thêm vốn sống và kinh nghiệm, giúp bạn vững bước hơn trên con đường tương lai sau này. Và bạn sẽ tìm thấy cơ hội khác trên đường bạn đi.
Xem thêm bài viết "Làm điều mình không thích để được làm điều mình thích" và "điều gì cũng có cái giá của nó.
Tài liệu tham khảo
Khoá học Kinh nghiệm phát triển sự nghiệp – Vũ Trí Đức Thế trên Fonos
Bài viết nằm trong thử thách viết 30 ngày của Writing On The Net 7
#wotn7