luc-nao-cung-met-moi-tai-sao
Dịch vài điều thú vị

Lúc nào cũng thấy mệt mỏi – Tại sao?

Mình vừa đọc một bài viết trên New Scientist về trạng thái lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, Feeling tired all the time, và thỉnh thoảng mình cũng vậy, nên quyết định note lại những điều này

Thống kê cho thấy 1/5 người trưởng thành khỏe mạnh gặp vấn đề này. Vì lý do đó, trạng thái này tồn tại một tên viết tắt là TATT (Tired all the time), để tiết kiệm năng lượng khi đọc luôn.

Những người gặp phải tình trạng này, thường cố gắng tìm hiểu nguyên nhân. Và điều kỳ lạ là dù có ăn đủ calories để nuôi cả một đội bóng, họ vẫn thấy mình như cục pin điện thoại còn 1%.

Tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng cảm giác mệt mỏi không đơn giản là do thiếu năng lượng. Hóa ra, bộ não ta đang liên tục đánh giá xem có nên “giữ lại năng lượng” hay không. Nó dựa vào một hệ thống siêu tinh vi gọi là interoception – khả năng cảm nhận trạng thái bên trong cơ thể. Và đôi khi, bộ não của chúng ta hành xử như một bà mẹ chồng khó tính: luôn nghĩ rằng ta không đủ sức làm gì cả, trong khi thực tế là ta dư sức.

Và nguồn năng lượng của cơ thể chủ yếu đến từ ty thể, nơi chuyển hoá các vật chất chúng ta ăn vào hằng ngày, thành dạng năng lượng hoá học (gọi là ATP, viết tắt của Adenosine triphosphate). Và trạng thái mệt mỏi, phần lớn là do ty thể không hoạt động hiệu quả. Và điều đáng ngạc nhiên, là sự tiêu hao năng lượng lớn nhất trong quá trình sản xuất năng lượng ở ty thể, là khi có quá nhiều nguyên liệu.

Một cách ngắn gọn, quá trình hình thành và giải phóng năng lượng ở ty thể được diễn ra bằng các phản ứng hoá sinh, theo một thứ tự nhất định để tránh gây ra sự tích tự trao đổi chất. Khi có quá nhiều nguyên liệu cần phải được xử lý đế trong một lúc, ty thể tạm dừng giải phóng năng lượng để các tế bào tập trung lưu trữ năng lượng dư thừa. Điều này khiến chúng ta có ít năng lượng hơn, thay vì nhiều hơn như ta hy vọng, ít nhất là trong ngắn hạn.

Do đó, một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ty thể hoạt động kém hiệu quả có thể kể đến:

  • Ăn quá nhiều đường: Vì đường là nguyên liệu trực tiếp của ty thể để sản xuất năng lượng. Do đó, việc ăn quá nhiều đường làm tăng gánh nặng cho ty thể phải xử lý chỗ nguyên liệu này
  • Căng thẳng – Stress làm tăng tốc độ đốt cháy năng lượng lên tới 60%. Một phần nguyên nhân là ty thể cũng sản xuất cortisol, một hormone gửi đi tín hiệu kiểu “hãy gửi năng lượng đến đây đi”.
  • Dự trữ năng lượng quá mức – Não ta có cơ chế “giữ của”, luôn dè dặt không cho ta xài hết năng lượng vì sợ có biến cố gì đó xảy ra. (Tin vui: Nếu bạn có cơ chế dự phòng đáng tin cậy bên cạnh, não sẽ bớt keo kiệt hơn! Tức là khi ở một nơi an toàn, ở cạnh người an toàn, não bộ sẽ lấy thêm phần năng lượng từ chỗ năng lượng dự trữ để bạn hoạt động được nhiều hơn).
  • Lão hóa – Khi tuổi tác tăng lên, các tế bào bắt đầu gửi tín hiệu cầu cứu, báo hiệu rằng chúng không còn đủ sức chạy deadline như hồi 20 tuổi nữa. Tin buồn là không ai thoát được quá trình này. Cụ thể, một yếu tố tăng trưởng biệt hoá số 15 (GDF15) được các tế bào giải phóng khi bị căng thẳng, đáp ứng với mọi thể loại căng thẳng và tổn thương như nhiễm trùng, chấn thương, căng thẳng tâm lý xã hội. Sự xuất hiện của GDF15 thông báo cho não bộ cần phải bảo toàn năng lượng, và việc già đi làm nồng độ GDF15 tăng lên tới 25% trong máu sau mỗi 10 năm. Việc các tế bào vật lộn sau quá trình tổn thương và cố gắng theo kịp chi phí năng lương để sửa chữa gây nên các triệu chứng lão hoá, bao gồm cả mệt mỏi. Các dấu hiệu mệt mỏi, tóc bạc, giảm năng lượng, đều là những cách để não bộ tiết kiệm năng lượng cho cơ thể.

Vậy lấy lại năng lượng như thế nào?

  • Cắt giảm đường – Ít nhất là đừng ăn nguyên hộp bánh rán chỉ vì “đói con mắt”. Và carbohydrate
  • Thư giãn – Thiền, nghe nhạc, hay đơn giản là làm gì đó vui vẻ giúp não bớt căng thẳng, từ đó giải phóng năng lượng.
  • Tập thể dục (nhẹ nhàng thôi!) – Không cần tập như vận động viên Olympic, chỉ cần một chút vận động là đủ để “đánh thức” ty thể dậy làm việc.
  • Ở bên những người khiến bản thân vui vẻ và hạnh phúc

Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải kiểm tra sức khoẻ của mình định kỳ 6 tháng 1 lần để tránh có bất kỳ nguyên thân thực thể nào dẫn đến sự mệt mỏi nha.

Tài liệu tham khảo

  1. A fresh understanding of tiredness reveals how to get your energy back – By Caroline Williams – NewScientist

  2. GDF15: A Hormone Conveying Somatic Distress to the Brain 
  3. Cellular allostatic load is linked to increased energy expenditure and accelerated biological aging

  4. Effects of social support on performance outputs and perceived difficulty during physical exercise

  5. The brain–body energy conservation model of aging

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *