cong-nghe-trong-hanh-trinh-tu-hoc
Học cách học

Công nghệ trong hành trình tự học

Bài viết nằm trong chuỗi bài đồng hành cùng mình tham dự “Học cách học #4” được tổ chức bởi Mở. Các thông tin trong bài viết được giảng dạy trong khoá học, và được trình bày lại bởi mình. Phần trình bày lại bởi mình đôi khi sẽ không tránh khỏi sai sót, nhờ mọi người góp ý thêm.

Phân loại công nghệ và những tính năng của công nghệ hỗ trợ học tập

Công nghệ truyền thống

Công nghệ hiện tại có thể được phân loại theo bản chất, hoặc tính năng của nó.

Dựa theo bản chất: 

  1. Đa phương tiện: Tiếp cận nội dung thông qua nhiều dạng khác nhau: Video, hình ảnh, podcast, bài viết,… những trạng thái khác nhau của thông tin.
  2. Công nghệ mô phỏng: Mô phỏng lại trải nghiệm, tạo các tình huống giả lập mà không cần thử nghiệm thực tế
  3. Công nghệ thực tế ảo: Tạo ra môi trường không gian ba chiều mang lại trải nghiệm giống thực tế, giúp người dùng tương tác và trải nghiệm với môi trường đó một cách tự nhiên.
  4. Trò chơi điện tử: Chơi trò chơi ^^. Nhưng cần rõ ràng về mục tiêu giáo dục cụ thể được lồng ghép trong quá trình chơi game để đạt được lợi ích hỗ trợ giáo dục.
  5. Công cụ giao tiếp/phối hợp cộng đồng trực tuyến: Cộng đồng trực tuyến trên mạng xã hội, Website,… Cần người đồng hành trong quá trình sử dụng “công nghệ này”

Dựa theo tính năng: 

  1. Tương tác (Interactive): 2 chiều. Bằng bất kỳ cách thức nào, thông qua emoji hoặc trả lời câu hỏi.
  2. Linh hoạt (Adaptive)Cách công nghệ thay đổi phù hợp với đáp ứng của người dùng
  3. Phản hồi (Feedback): Khác với communication. Phản hồi của công nghệ tuỳ thuộc vào mỗi đáp áp hoặc lựa chọn của người dùng.
  4. Tự chủ lựa chọn (Choice): Mình là người tự đưa ra quyết định cho hành vi của mình
  5. Liên kết (Connection): Hyperlink giúp kết nối những thông tin và nguồn liên quan
  6. Đa dạng thể hiện (Open-ended expression): Thể hiện sự tương tác, hoặc phản hồi bằng nhiều hình thức: chat, hoặc emoji, hoặc gif. Hoặc là thể hiện nội dung bằng video, podcast, hình ảnh,…
  7. Giao tiếp (Communication): Kết nối, trao đổi.

Mỗi loại công nghệ sẽ có những tính năng khác nhau, và một công nghệ có thể có nhiều tính năng.

Mỗi một sản phẩm công nghệ cụ thể có thể thuộc nhiều phân loại. Ví dụ Doulingo vừa thuộc Đa phương tiện và Trò chơi điện tử.

Cong-nghe-va-nhung-tinh-nang-ho-tro-hoc-tap
Quá là mạng nhện, nhưng mà đây là Phân loại công nghệ và những tính năng mà chúng có để hỗ trợ học tập.cNguồn: Chị Minh Hương – HCH#4

Vậy thì AI ở đâu?

AI có thể được phân loại công nghệ là Đa phương tiện hoặc Công cụ giao tiếp/phối hợp/ cộng đồng trực tuyến, chứ chưa thể được tách ra thành một loại công nghệ riêng.

AI-thuoc-phan-loai-nao
AI thuộc phân loại nào và có những tính năng gì? Nguồn: Chị Minh Hương – HCH#4

Tuy nhiên, hiện tại thì các phản hồi của AI chưa chính xác lắm, sự liên kết (dẫn nguồn các thông tin) chỉ một vài AI có thể làm được, sự thể hiện của AI cũng còn hạn chế dạng chữ chứ chưa được đa dạng. Tuy nhiên các đặc điểm trên đều có thể sẽ được cải thiện trong tương lai.

Cách thức công nghệ đang hỗ trợ  hoặc cản trở học tập

Cần làm rõ bản thân cần tính năng gì của công nghệ trước khi sử dụng để không bị lạc giữa thế giới công nghệ.

Khi phân vân liệu công nghệ có đang hỗ trợ mình trong việc học không, có thể kiểm tra 3 nguyên tắc:

  • Giảm thiểu xử lý không cần thiết: Công nghệ hỗ trợ công việc học tập một cách hiệu năng hơn, tiết kiệm thời gian hơn bằng cách giảm thiểu các hành động dư thừa
  • Hỗ trợ các xử lý then chốt: Công nghệ hỗ trợ công việc học tập một cách hiệu năng hơn, tiết kiệm thời gian hơn bằng cách tối ưu hoá hiệu quả các công việc quan trọng.
  • Thúc đẩy xử lý sáng tạo: Tạo ra được sản phẩm cùng với công nghệ đó sau khi học, có sản phẩm đầu ra.

Nếu sự áp dụng sản phẩm công nghệ đi ngược lại những nguyên tắc trên, thì sản phẩm công nghệ đó đang cản trở học tập

Cach-thuc-cong-nghe-dang-ho-tro-hoac-can-tro-hoc-tap
Cách thức công nghệ đang hỗ trợ hoặc cản trở học tập. Nguồn: Chị Minh Hương – HCH#4

Tương lai của công nghệ hỗ trợ học tập

Ở một tương lai xa hơn, khi có đủ thông tin một người đã được học, công nghệ có thể hỗ trợ phân tích hành vi học tập theo mô hình:

Mo-hinh-cong-nghe-phan-tich-hanh-vi-hoc-tap
Mô hình công nghệ phân tích hành vi học tập. Nguồn: Chị Minh Hương – HCH#4

Từ những phân tích và kết quả được đưa ra, người học có thể thay đổi hành vi học tập để hướng đến củng cố các hành vi tốt, cải thiện các hành vi chưa tốt để nâng cao hiệu quả của quá trình tự học (và xác suất thành công cho tương lai, có thể lắm chứ, phải không?).

#Nghĩ-thoáng về việc học trong thời đại công nghệ

Cùng với sự phát triển của công nghệ và khả năng tiếp cận thông tin, việc học không giới hạn ở việc thu nhặt thông tin nữa, mà việc học bao gồm sáng tạo nên thông tin. Sau khi thu nhặt thông tin, việc xử lý, sắp xếp và lựa chọn lưu trữ hay loại bỏ thông tin là cần thiết trong bối cảnh có quá nhiều thông tin xung quanh.

  • Tôn trọng sự khác biệt của thông tin và góc nhìn
  • Việc nhớ không quan trọng bằng có thể liên kết, so sánh những thông tin
  • Chấp nhận việc công nghệ và máy tính có thể giúp đỡ hỗ trợ lưu trữ và xử lý thông tin tốt hơn
  • Khả năng học hỏi, mở rộng, tìm kiếm thông tin quan trọng hơn những điều đang biết (Kiểu không phải là không nhớ, mà nhớ mỏ neo thui)
  • Khả năng tự chủ và đưa ra quyết định đóng vai trò quan trọng như một chiếc la bàn trong việc điều hướng để không bị lạc đường trên hành trình đang theo đuổi khi những thông tin giá trị cũng lẫn lộn giữa những thông tin nhiễu.

Tóm lại

  • Việc sử dụng công nghệ cần được thực hiện một cách tỉnh thức để tận dụng được hết những giá trị mà nó mang lại
  • Trước khi sử dụng công nghệ, cần hiểu rõ bản thân mình cần tính năng gì, từ đó lựa chọn sản phẩm và mô hình phù hợp
  • Chấp nhận việc công nghệ và máy tính có thể giúp đỡ hỗ trợ lưu trữ và xử lý thông tin tốt hơn. Và sử dụng khả năng tự chủ và đưa ra quyết định để liên tục định hướng bản thân không bị lạc giữa công nghệ và thông tin.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *