Ve-mot-cong-dong-hoc-tap
Học cách học

Về một cộng đồng học tập

Bài viết nằm trong chuỗi bài đồng hành cùng mình tham dự “Học cách học #4” được tổ chức bởi Mở. Các thông tin trong bài viết được giảng dạy trong khoá học, và được trình bày lại bởi mình. Phần trình bày lại bởi mình đôi khi sẽ không tránh khỏi sai sót, nhờ mọi người góp ý thêm.

Xác định hình thái cộng đồng

Việc xác định hình thái của cộng đồng giúp người tham gia định hình được hành vi phù hợp. Xác định hình thái của cộng đồng mình đang tham gia là phục vụ cho sở thích hay thực sự hỗ trợ học tập rất quan trọng trong quá trình tương tác với cộng đồng. Đối với cộng đồng học tập, người tham gia sẽ có mục tiêu cụ thể, có thang đo lường và sự tích cực hơn khi tham gia cộng đồng.

Những trải nghiệm và sự sẵn sàng chia sẻ của các cá nhân trong cộng đồng tạo nên một kho kiến thức tiềm ẩn (của riêng mỗi người).

Người điều phối, tổ chức cộng đồng có trách nhiệm cao trong sự quản lý cộng đồng và thiết kế các trải nghiệm cho cộng đồng.

Từ đó, những kiến thức tiềm năng được tạo ra bằng những sự đóng góp từ các cá nhân trong cộng đồng

hinh-thai-cong-dong
Hình thái cộng đồng. Nguồn: Chị Minh Hương – HCH#4

Vòng tròn kiến tạo tri thức trong cộng đồng

Cộng đồng được thành lập từ những cá nhân có cùng chung một sự quan tâm đối với một vấn đề.

Cộng đồng phải đủ an toàn, thì các cá nhân mới sẵn lòng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình. Do mỗi người có những kinh nghiệm và trải nghiệm khác nhau, những kiến thức này sẽ rất đa dạng, cả về nội dung và cách thể hiện.

Từ những kiến thức này, với sự hỗ trợ và đóng góp từ những thành viên khác sẽ hình thành nên tri thức tiềm năng và trí tuệ tập thể của cộng đồng.

vong-tron-kien-tao-tri-thuc-trong-cong-dong
Vòng tròn kiến tạo tri thức trong cộng đồng. Nguồn: Chị Minh Hương – HCH#4

Các yếu tố màu xám trên hình là những yếu tố các thành viên có thể thực hiện được

Các yếu tố màu vàng trong hình là những yếu tố ban tổ chức, quản trị, điều phối cộng đồng phải thực hiện để tăng trải nghiệm và định hướng cộng đồng. Ví dụ,

  • Tạo ra một cộng đồng an toàn để người tham gia có thể thoải mái chia sẻ kiến thức của mình, mọi chia sẻ đều được tôn trọng, dù kiến thức đó không giống với số đông.
  • Sau khi những người tham gia chia sẻ tri thức tiềm ẩn, do mỗi người sẽ có kinh nghiệm và trải nghiệm khác nhau, nhóm quản trị cần sắp xếp, phân loại hoặc ở mức độ cao hơn là liên kết và tổng hợp những chia sẻ này để phục vụ cho cộng đồng
  • Tạo ra những chủ đề/vấn đề nhỏ bên cạnh vấn đề lớn để tiếp tục luồng kiến thức trong cộng đồng.

Các giai đoạn tri thức được thành lập trong cộng đồng

Ở một không gian khác, khi quan sát một cộng đồng theo thời gian, một cộng đồng sau khi được thành lập sẽ trải qua 5 giai đoạn với những đặc điểm:

Giai đoạn 1: Tiềm năng

Ở giai đoạn này, các thành viên tìm đến cộng đồng do có những vấn đề chung. Ban quản trị của cộng đồng cần phải xây dựng văn hoá của cộng đồng, xây dựng được niềm tin của các thành viên để ‌tạo nên một không gian an toàn cho việc học tập và chia sẻ.

Giai đoạn 2: Kết tụ

Ban quản trị cần xây dựng không gian cụ thể để các thành viên có cơ hội được chia sẻ và thảo luận những ý kiến cá nhân.

Tri thức trong cộng đồng bắt đầu tăng lên

Giai đoạn 3: Trưởng thành 

Các thảo luận bắt đầu được mở rộng theo nhóm

Ban quản trị cần quản lý, sắp xếp, phân loại các tri thức đã được chia sẻ để thuận lợi cho việc thảo luận nhóm và tạo nên các sản phẩm tri thức của riêng cộng đồng

Giai đoạn 4: Quản trị 

Duy trì các hoạt động của cộng đồng

Quản lý thành viên và các chủ đề đang được thảo luận

Giai đoạn 5: Chuyển đổi

Chia nhỏ các vấn đề để tiếp tục phát triển cộng đồng.

Cac-giai-doan-tri-thuc-duoc-thanh-lap-trong-cong-dong
Các giai đoạn tri thức được thành lập trong cộng đồng. Nguồn: Chị Minh Hương – HCH#4

Số lượng thành viên trong cộng đồng có thể sẽ tiếp tục tăng, và các vấn đề nhỏ có thể được chính thành viên trong cộng đồng nêu ra. Ban quản trị cần linh hoạt trong việc điều phối, mở rộng cộng đồng nhưng vẫn phải duy trì việc tạo nên một không gian an toàn để các thành viên có thể chia sẻ và thảo luận.

Các nhóm thành viên cùng kiến tạo cộng đồng

Trong một cộng đồng sẽ gồm 5 nhóm người bao gồm:

  • Bạn quan khách (Inbound): Các bạn vừa mới tham gia cộng đồng, đang trong giai đoạn tìm hiểu văn hoá và thành lập sự tin tưởng đối với cộng đồng. Các bạn quan khách có thể không tham gia vào việc kiến tạo kiến thức trong cộng đồng, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia các hoạt động của cộng đồng, thụ hưởng các kiến thức của những thành viên khác, phản hồi và thúc đẩy sự tham gia của các thành viên khác thông qua reactions, comments.
  • Bạn quan tâm (Insider): Các bạn trực tiếp tham gia vào kiến tạo tri thức trong cộng đồng, quan tâm tới vấn đề đang được trao đổi trong cộng đồng. Ngoài việc tham gia tích cực, các bạn còn có thể chủ động đề xuất những vấn đề và hoạt động mới để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Cộng đồng càng trưởng thành thì các bạn quan tâm cũng càng trưởng thành.
  • Bạn quan hệ (Boundary): Những bạn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng cộng đồng. Các bạn sẽ biết những chuyên gia nào có thể tham gia cộng đồng của mình, hoặc những bạn nào có quan tâm tới chủ đề trong cộng đồng, để mời họ về với cộng đồng của mình. Hoặc các bạn sẽ liên kết cộng đồng của mình với những cộng đồng liên quan khác.
  • Bạn quan chức (Peripheral): Những bạn chịu trách nhiệm quản lý và điều phối cộng đồng, duy trì văn hoá và các hoạt động trong cộng đồng.
  • Bạn quan ngại (Outbound): Những bạn đang rời xa cộng đồng, cảm thấy không có sự gắn kết hoặc tin tưởng với cộng đồng. Hoặc sự trưởng thành của cộng đồng không theo kịp sự trưởng thành của các bạn
Cac-nhom-thanh-vien-cung-kien-tao-cong-dong
Các nhóm thành viên cùng kiến tạo cộng đồng. Nguồn: Chị Minh Hương – HCH#4

Các nhóm thành viên có thể xuất hiện theo thời gian thành lập cộng đồng, hoặc theo thời gian hoạt động trong cộng đồng, hoặc mức độ gắn kết với cộng đồng.

Học cùng cộng đồng như thế nào?

Lý thuyết học tập hỗ trợ việc học cùng cộng đồng là Constructivism, mà cụ thể hơn là Social Constructivism.

Việc học được thực hiện thông qua việc tạo ra kiến thức mới dựa vào thứ mình sẵn có và môi trường cung cấp. Cụ thể hơn, trong Social Constructivism, môi trường chính là các cuộc trò chuyện, các bài đăng trên nhóm cộng đồng, theo từng bối cảnh và văn hoá khác nhau.

Việc nhận biết mình đang ở đâu, kiến thức của mình đang ở đâu tạo điều kiện cho một cá nhân phát triển một cách tốt hơn.

  • Zone Chill (Can do): Thử thách trong vùng này có thể dễ dàng thực hiện được
  • Zone Chớp cơ hội: Thử thách trong vùng này có mức độ khó khăn hơn, người tham gia cần phải lựa chọn thử thách bản thân (hoặc không) để cho bản thân cơ hội được học/làm thì mới có thể thực hiện được
  • Zone Chịu: Dù cố cỡ nào cũng không thể thực hiện được

Việc mở lòng hơn trong cộng đồng tạo cho người học có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận được những thông tin và mở rộng hơn những Zone Chill và Zone Chớp cơ hội của mình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *